CÁC BỘ PHẬN ĐỘNG CƠ TRÊN Ô TÔ BẠN NÊN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

Tiếng Việt Tiếng Anh
CÁC BỘ PHẬN ĐỘNG CƠ TRÊN Ô TÔ BẠN NÊN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

    Dầu nhớt động cơ

    Dầu nhớt có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ giúp bôi trơn, làm sạch các bộ phận của động cơ, nó còn có tác dụng làm mát bằng cách phân tán lượng nhiệt sinh ra do ma sát và quá trình đốt nhiên liệu, bảo vệ, ngăn cản sự ăn mòn do các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau. 

    Dầu nhớt còn làm kín, giúp nhiên liệu không bị thất thoát, làm hạn chế sự tiếp xúc của các chi tiết kim loại trong động cơ. Sau một thời gian, dầu nhớt động cơ sẽ bị lẫn bụi bẩn và sẽ bị đổi màu, giảm độ nhớt đồng nghĩa với việc sẽ giảm bớt tác dụng trong việc bôi trơn và các chức năng khác dẫn đến các bộ phận của động cơ sẽ không thể hoạt động bình thường. Vì vậy, anh em phải lưu ý thời gian thay nhớt cũng như số kiomet mà xe đã vận hành hàng tháng để thay nhớt cho xế của mình.

    128295715_3551985174907852_1852135837835193113_n

    Thực tế, đối với xe ô tô thường xuyên chạy trên đường dài, trong đường phố đông đúc hoặc môi trường nhiều bụi bẩn, có thể thay dầu nhớt sau mỗi 5.000 km là thời điểm phù hợp và bảo vệ xe tốt nhất. Tuy nhiên, đối với xe đời mới và sử dụng loại dầu mới hiện nay, nhà sản xuất khuyến cáo được tăng lên 12.000 - 14.000 km. Hãy chọn loại dầu nhớt tốt nhất, phù hợp với chiếc ô tô của bạn để  luôn tận hưởng được cảm giá êm mượt và trơn tru khi lái xe nhé.

    Nước làm mát

    Nước làm mát có tác dụng giải nhiệt, giúp động cơ hoạt động tốt nhất. Nếu bình nước làm mát cạn, động cơ xe ô tô sẽ bị nóng dẫn đến nguy cơ cháy kích nổ. Vì vậy, chúng ta nên kiểm tra và bổ sung nước làm mát nếu cần thiết để động cơ ô tô hoạt động bình thường. Ngoài ra, nước làm mát cũng có thể bị hao hụt khi rò rỉ qua các đường ống dẫn hoặc xi lanh bị nứt dẫn đến nước làm mát bị lọt vào trong buồng đốt. Khi đó, bác tài cần đi bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện và bổ sung nước làm mát để tránh những hư hỏng không đáng có.

    Lọc gió động cơ

    Lọc gió động cơ có chức năng lọc bụi bẩn trong không khí trước khi không khí được đưa vào buồng đốt động cơ, giúp cho tỷ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) ở mức vừa phải. Sau một thời gian sử dụng, hơi ẩm, bụi bẩn bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế, lượng không khí vào động cơ sẽ bị cản trở, tỷ lệ hòa khí bị sai lệch, làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt. Người lái có thể phát hiện một số dấu hiệu cho thấy lọc gió động cơ cần phải được vệ sinh, thay thế. Nhưng trước khi để các dấu hiệu đó xuất hiện, các anh em nên chủ động kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và vệ sinh và thay thế để đảm bảo động cơ ô tô hoạt động bình thường.

                                Screenshot-2021-09-24-at-13.54.59

    Bình chứa nhiên liệu

    Đây là một bộ phận khác của động cơ ô tô mà bạn cần kiểm tra thường xuyên nếu muốn ô tô vận hành một cách bình thường. Khi bình chứa không có đủ nhiên liệu, thành bên trong của bình xăng tiếp xúc với không khí (thay vì xăng như lúc đầy), gây ô xy hóa, tạo cặn. Các chất cặn này sẽ bị hút vào trong đường ống và vào động cơ. Ngoài ra, cặn bám vào bộ lọc sẽ khiến bộ lọc bị tắc nghẽn, dẫn đến nhiên liệu không thể tới buồng đốt.

    Bình nhiên liệu bị cạn kiệt cũng có thể gây hỏng bơm nhiên liệu, khi bơm nhiên liệu hút nhiên liệu vào buồng đốt, xăng có vai trò là chất làm mát cho bơm nhiên liệu, nếu nhiên liệu không đủ, bơm sẽ hút không khí, xảy ra nhiều lần như vậy, bơm sẽ bị hỏng.

                              Screenshot-2021-09-24-at-13.54.49

    Hiện nay, các xe ô tô đều được trang bị đồng hồ báo nhiên liệu, hãy theo dõi thường xuyên để biết được mức độ nhiên liệu trong bình chứa và bổ sung khi cần thiết. Có những bộ phận động cơ đòi hỏi tài xế cần phải kiểm tra định kỳ, thường xuyên. Đặc biệt, lưu ý rằng xe ô tô vẫn vận hành bình thường không có nghĩa là tất cả các bộ phận động cơ vẫn hoạt động tốt. Do đó, chăm sóc, bảo dưỡng động cơ ô tô, đặc biệt 4 bộ phận trên là trách nhiệm của chúng ta nếu như mong muốn có một "chiếc xế" đồng hành bên cạnh lâu dài. 

    Cùng theo dõi AP SAIGON PETRO để tìm hiểu thêm những kiến thức chăm sóc và bảo vệ xế cưng tại đây.

    Nguồn: Internet

    Thông tin sản phẩm